Giỏ hàng

Có nên vệ sinh khoang động cơ ô tô không?

Để xe hơi luôn mới bóng và bền đẹp, rửa xe là cách giúp bạn duy trì điều đó. Tuy nhiên, có một vấn đề là sau một thời gian sử dụng không chỉ bề ngoài xe bám bụi bẩn là khi mở nắp

capo thấy rất nhiều vết bụi bẩn, dầu mỡ bán đầy trên động cơ xe ô tô. Nhiều người băn khoăn, liệu có nên rửa động cơ không? Việc làm này có tác dụng hay tác hại gì? Dưới đây là những ý kiến mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn.

Vệ sinh khoang động cơ là cần thiết, nhưng phải được làm đúng cách và hợp lý

Vệ sinh khoang máy, khoang động cơ ô tô  là việc làm cần thiết, tuy nhiên không quá quan trọng và cũng không nên làm thường xuyên. Khác với bảo dưỡng xe hay rửa xe bên ngoài, vệ sinh khoang động cơ một năm chỉ nên làm từ 2 - 3 lần (trung bình từ 3 - 6 tháng nên rửa, vệ sinh khoang động cơ một lần).

Tác dụng của việc vệ sinh khoang động cơ ô tô

Khi bùn đất, bụi bẩn bám vào bề mặt máy sẽ làm giảm quá trình tản nhiệt, làm máy nóng rất nhanh. Tác dụng của việc vệ sinh khoang máy là để đảm bảo động cơ được tản nhiệt nhanh hơn, mát hơn trong quá trình vận hành, giúp các chi tiết bên trong động cơ được bền và có tuổi thọ lâu hơn. Bên cạnh đó, vệ sinh khoang máy còn bao gồm việc bảo dưỡng các chi tiết như gioăng cao su, ống dẫn… giúp các chi tiết này bền hơn, khiến việc hoạt động của hệ thống động cơ ô tô được vận hành một cách ổn định.

Một yếu tố nữa khiến chủ xe nên vệ sinh khoang máy, khi khoang máy sạch sẽ làm giảm khả năng bị chuột, côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào cắn các dây dẫn nhiên liệu, gioăng cao su, giúp xe vận hành an toàn và bảo vệ các chi tiết máy.

Cách vệ sinh khoang động cơ ô tô đúng chuẩn

Quá trình vệ sinh khoang máy sẽ khéo dài trong khoảng 2 giờ đối với xe nhỏ và khoảng từ 2 - 3 giờ với những xe to (SUV hay bán tải). Việc vệ sinh khoang máy không thể làm một cách qua loa mà phải làm kỹ, sử dụng dung dịch vệ sinh, dụng cụ chuyên dụng, làm sạch từng ngóc ngách các chi tiết của máy, cũng như dây dẫn và các gioăng cao su. Khi đó, độ sạch của quá trình vệ sinh khoang máy mới được đảm bảo một cách tối ưu nhất.

Không giống việc rửa xe thông thường gần như ai cũng có thể làm được, vệ sinh khoang động cơ cần đôi chút hiểu biết và kỹ năng nhằm tránh sai sót đáng tiếc.

Trước khi bắt tay vào việc, dù bạn có từng chứng kiến hay nghe ai đó truyền kinh nghiệm, thì cũng nên hiểu rằng vòi nước tưới cây hay máy phun áp lực cao cần tránh xa khỏi khoang máy. Ngoài ra, việc sử dụng nước và dung dịch tẩy nhờn để làm sạch dầu động cơ cũng như bụi bẩn có thể gây ô nhiễm hệ thống cấp thoát nước gần đó. 

Phương pháp tốt nhất, cũng thân thiện nhất với môi trường, là dung dịch tẩy nhờn dạng xịt cùng khăn lau mềm thấm hút tốt. Trong quá trình vệ sinh nên lưu ý các khăn đã dính dầu mỡ rất dễ bắt lửa, vì thế cần tránh tiếp xúc với những nguồn dễ phát sinh cháy.

Cần đảm bảo động cơ nguội hoàn toàn trước khi bắt tay vào việc. Khu vực này đặc biệt nóng trong những ngày nhiệt độ cao, vì thế trước khi vệ sinh nên mở nắp ca-pô trong vài phút để giảm nhiệt. Nếu có nắp đậy động cơ bằng chất dẻo, nên tháo ra để dễ làm vệ sinh hơn. 

Sử dụng lượng dung dịch vừa đủ, đồng thời chú ý tới các đầu cắm và dây điện cũng như hàng loạt đường ống khác mà rất nhiều loại trong đó rất dễ gãy, vỡ. Nếu muốn lau sạch nắp các bình nhiên liệu, nên nhớ dùng thứ khác đậy kín các bình để tránh chất bẩn rơi vào.

Nếu muốn kết thúc công việc giống một người chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng một loại dầu chống dính, dầu tách khuôn dạng xịt và xịt vào bất cứ thứ gì bằng nhựa hoặc cao su. Dung dịch này sẽ để lại lớp phủ bóng và bền, bảo vệ vật liệu khỏi bị khô và nứt vỡ.

Thông thường, việc vệ sinh khoang máy không nên tự làm ở nhà. Để đảm bảo khoang máy được làm sạch một cách kỹ lưỡng, đúng quy trình, các chủ xe nên mang xe đến các garage, trung tâm chăm sóc ô tô uy tín. Giá mỗi lần rửa, vệ sinh khoang máy thường từ 800 nghìn đồng cho xe 4 chỗ hoặc 1 triệu đồng cho xe 7 chỗ và bán tải.