Giỏ hàng

Bật mí 4 bộ lọc ô tô cần thay thế định kì

Nhằm hạn chế và giảm thiểu bụi bẩn cũng như các chất cặn bã bám vào động cơ. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bên trong của xe, người ta đã trang bị thêm một số bộ lọc ô tô ví dụ như lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ, lọc gió động cơ hay lọc nhiên liệu. Những bộ phận này đều có vai trò vô cùng quan trọng cho sự ổn định và hoạt động của ô tô. Vì thế, các chủ xe có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng và thay thế các thiết bị này nhé!

1.Bộ lọc nhiên liệu của ô tô

Bộ phận này có tác dụng loại bỏ tạp chất có trong xăng, dầu khi bơm vào xe. Đồng thời tạo ra nguồn nhiên liệu sạch giúp cho quá trình đốt nóng động cơ diễn ra ổn định.

Nếu chẳng may bộ lọc nhiên liệu ô tô bị hư hỏng hay gặp sự cố ngoài ý muốn thì nó có thể gây ra hiện tượng xe và động cơ hoạt động không ổn định. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sau khi vận hành được khoảng 40.000 km, các bạn nên thay mới bộ lọc nhiên liệu. Đồng thời trong thời gian hoạt động cần thường xuyên lau chùi và kiểm tra để sửa chữa cũng như đảm bảo mọi thứ vẫn ổn.

2.Thiết bị lọc gió điều hòa

Một trong những bộ lọc ô tô không kém phần quan trọng đó là thiết bị lọc gió điều hòa. Bạn cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận này bởi trong thời gian dài sử dụng, chúng dễ bị các loại bụi bẩn bám vào gây hại cho hoạt động làm mát trong khoang nội thất, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Sau khi sử dụng được 5.000km, chủ xe nên kiểm tra và lau chùi hệ thống lọc gió và thay mới sau 20.000 km.

3.Lọc dầu ở động cơ ô tô

Lọc dầu ở động cơ ô tô gồm 2 bộ lọc là lọc tinh và lọc thô. Bộ lọc thô có vai trò loại bỏ tạp chất có kích thước lớn từ cacte, còn bộ lọc tinh đảm nhiệm chức năng lọc bụi bẩn có kích thước nhỏ hơn.

Các chủ xe ô tô không thể tự lau chùi bộ phận này mà phải tuân thủ nguyên tắc thay mới định kì sau 10.000 km.

4.Thiết bị lọc gió động cơ

Động cơ ô tô là phụ tùng rất dễ bị bám bẩn, nhất là những lỗ thông khí của bộ lọc, màng lọc dẫn đến việc giảm công suất hoạt động, nhiệt độ động cơ tăng đột biến, sai lệch tỉ lệ hòa khí,… Đó chính là lí do người ta sử dụng thiết bị lọc gió động cơ để giảm thiểu tối đa tình trạng hỏng hóc do bụi bẩn lâu ngày gây ra.

Nếu bạn nhận nhấy có dấu hiệu bất thường như xe chạy hao xăng, thường bị chết máy động cơ, công suất giảm và nhiệt độ động cơ cao thì có lẽ bộ lọc ô tô của bạn đang có vấn đề. Hãy nhanh chóng kiểm tra và mang đến các cơ sở sửa chữa nếu cần thiết nhé!

Thông qua bài viết này, các bạn đã biết cách vệ sinh cũng như kiểm tra và bảo dưỡng cho bộ lọc ô tô của mình rồi chứ? Thực hiện đúng những điều trên, đảm bảo chiếc xe của bạn sẽ luôn hoạt động tốt để các tài xế có thể yên tâm trên mỗi chặng đường. Chúc các bạn thành công!